1 là, về khoanh vùng khủng hoảng. Ban đầu Concung rơi vào “cuộc chiến” với một khách hàng. Sau đó, họ tự đẩy qua thành cuộc chiến với số đông, với truyền thông. Giờ thì biến nó thành cuộc chiến với cả cơ quan quản lý và đối đầu với toàn xã hội?!!
2 là, với tuyên bố treo thưởng 1 tỷ đồng và từ chối đối thoại với khách hàng - nạn nhân chính, cũng là nơi khởi đầu câu chuyện, Concung đã vi phạm nguyên tắc xác định tâm đám cháy. Họ đang cố ý hoặc vô tình đẩy người mà họ xin lỗi lúc đầu ra khỏi cuộc chơi, cái này là sai lầm lớn nhất.
Tóm tắt khủng hoảng của Concung (Nguồn: News.Zing.vn)
3 là, lúc đầu Concung xin lỗi và thu hồi sản phẩm, tự phát đi thông cáo báo chí khẳng định sản phẩm có lỗi, giờ lại nói lỗi đấy là của nhà cung cấp, chúng tôi chẳng có lỗi gì thì vi phạm nguyên tắc phát ngôn không nhất quán.
4 là, chọn cách giải quyết đi trên dây khi vi phạm nguyên tắc “phát ngôn thay người khác”. Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng, không hiểu sao Concung lại phạm vào? Nên nhớ, đơn vị có thẩm quyền để khẳng định hàng hoá tại Concung vi phạm hay không vi phạm là thuộc về Cục quản lý thị trường chứ không phải Concung. Thế nên Concung dùng 1 tỷ để TỰ KHẲNG ĐỊNH bán hàng chính hãng không sai nhưng quá quá quá nguy hiểm. Nếu khi QLTT đưa ra một kết luận nào đó nghịch với công bố này thì Concung không còn đường rút.
5 là, dùng concept tài sản lớn để bảo chứng cho một vấn đề nào đấy sẽ phát huy tác dụng với ngành sản xuất thay vì phân phối. Masan treo thưởng 1 tỷ để chứng minh nước tương không có 3MCPD là vì Masan tự sản xuất ra nước tương này. Concung treo thưởng 1 tỷ cho những thứ họ mua đi bán lại là cuộc chơi mạo hiểm.
6 là, không liên quan lắm, nhưng cho Trưởng phòng pháp chế làm đầu mối tiếp xúc truyền thông chưa bao giờ là cách hay. Vì người đứng đầu bộ phận này có thiên hướng dùng lý lẽ hơn là dùng cảm xúc trong công việc. Mà trong khủng hoảng, dư luận hay nói cách khác là số đông thường không thích, không tin vào người ưa dùng lý lẽ.
Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long