Nội dung này không phải của Truyền thông Trăng Đen, mà là chia sẻ cá nhân của các thành viên Biệt đội Trăng Đen với cộng đồng. Team Truyền thông Trăng Đen đăng lại bài và đặt title.Người chia sẻ: Anh Nguyễn Hiển - Chuyên gia đào tạo Adwords tại GSB.edu.vnNhấp chuột không hợp lệ trong quảng cáo Google Adwords (hay nhiều người còn gọi là click tặc) là một vấn đề mà rất nhiều người trăn trở khi quảng cáo Google Adwords. Bản chất của việc này là gì? Có thể ngăn chặn hay hạn chế nó bằng cách nào để tiết kiệm chi phí quảng cáo, nâng cao hiệu quả marketing cho doanh nghiệp, đó là những nội dung được anh Nguyễn Hiển chia sẻ với thành viên Biệt đội Trăng Đen dưới đây.Đầu tiên, hãy tìm hiểu định nghĩa về nhấp chuột không hợp lệ tại đây.Nghĩ tích cực 1 chút, đôi khi đây là hành vi nghiên cứu tìm hiểu sản phẩm của khách hàng. Đôi khi nó là hành vi tốt, vì hôm nay họ tìm và chưa quyết định mua hàng. Nên 1 lúc sau, hoặc hôm sau họ lại vào Google để tiếp tục tìm kiếm. Khách hàng tiếp tục click vào quảng cáo của bạn, hệ thống của Google đôi khi cho rằng đó là nhấp chuột không hợp lệ.Còn tiêu cực, đối thủ đang dìm hàng mình. Cách nào giải quyết vấn đề này, làm cái gì và làm thế nào... thú thực là đến Google còn đau đầu vì tệ nạn này.Hãy tưởng tượng mà xem, nếu bạn quảng cáo với Google mà không có đơn hàng nào thì bạn có chán không?Nếu bạn chán, bạn có tìm hình thức marketing nào khác không. Câu trả lời chắc chắn là có rồi, đôi khi phát tờ rơi cũng là một ý kiến hay nếu có hiệu quả.Google có 2 bộ lọc, 1 là tự động, 2 là thủ công.Hệ thống của Google sẽ lọc tự động dựa vào hành vi khách hàng, nếu nó lọc đó là nhấp chuột không hợp lệ thì hệ thống sẽ hoàn trả tiền ngay lập tức. Để xem dữ liệu nhấp chuột không hợp lệ, hãy bật cột Nhấp chuột không hợp lệ trên tài khoản của mình ra, bạn sẽ thấy nó.Nhưng đôi khi, có khi cả tháng sau. Hệ thống Google lại quét lại lần nữa, do các kỹ sư của Google xem xét thủ công. Thì lúc đó nó lại phát hiện, và hoàn trả ta số tiền do những hoạt động không hợp lệ kể trên. Để xem dữ liệu này, bạn vào tab Lập hóa đơn và thanh toán >>> tab Giao dịch.Vấn đề nguy hiểm của chúng ta cần đối mặt thêm nữa đó là ngân sách hết tạm thời. Bởi đôi khi, tiền của chúng ta cả tháng sau mới lấy lại được. Ngay cả khi lấy lại được trong ngày thì cũng có thể khách hàng tìm không thấy quảng cáo của chúng ta vì ngân sách đã hết.LÀM THỂ NÀO ĐỂ NGĂN CHẶN?Không chặn được đâu. Đến Google còn đau đầu về việc này, tệ nạn này ở Việt Nam thuộc dạng phổ biến.Mặc dù chúng ta không thể ngăn chặn nó, nhưng chúng ta có thể HẠN CHẾ nó bằng một số kiến thức.Ở bài viết này Hiển sẽ đưa ra 4 phương pháp mà bên Hiển sử dụng khá là hiệu quả, các bạn có thể tham khảo.Cách 1: Chặn IPKhi tôi nói vấn đề này, rất nhiều người bĩu môi và nói: ôi giời tưởng gì, cái này biết rồi. Mà IP dễ thay đổi, dễ gì để chặn.VÂNG, tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Nhưng hãy khoan, nó khá phù hợp với một số nhà quảng cáo đó. Ví dụ một số bạn làm bất động sản, bán ô tô ...Vì sao, vì đối thủ của các bạn ý không ai khác chính là đồng nghiệp của các bạn. Một sàn bất động sản, thì có rất nhiều ông Sale. Mỗi ông sẽ có một website riêng, tự marketing để bán chung một dự án.Hãy tưởng tượng mà xem, tôi tin bạn cũng đã từng có hành vi: Vào Google tìm kiếm từ khóa, kiểm tra xem quảng cáo của mình có chạy hay không. Dù có chạy hay không thì cũng đã từng ngứa tay, nhấp vào quảng cáo của đối thủ để... làm gì đó thì có trời mới biết.Vậy nên, những nhà quảng cáo đó vô cùng phù hợp. Việc của bạn, hàng ngày tới công ty xem IP tại đó rồi chặn nó đi.Có một số nơi IP là IP tĩnh, giống như nơi của bên Hiển. Gói đường mạng cao, đắt tiền thì nhà mạng sẽ cung cấp IP tĩnh mà. Vậy mấy ông này rất phù hợp để loại trừ!Công cụ Hiển đang sử dụng là Subiz, nó có phân biệt cho bạn biết được đâu là nhấp chuột từ quảng cáo Google Adwords và hành vi IP đó ( Ai không biết dùng, inbox tớ hướng dẫn).Hãy nhìn hình ảnh ở dưới để rõ hơn vấn đề này, tôi hoàn toàn có thể biết được IP vào web của tôi thông qua Google Adwords hay không và hành vi của họ như thế nào?Cách 2: Chặn tại nơi cửa hàng đối thủ.Để làm việc này, bạn cần phải biết nơi của đối thủ. Chúng ta chấp nhận không hiển thị tại khu vực của đối thủ nữa, ít nhất là 1 km xung quanh đối thủ.Thực hiện việc này như nào, bạn hãy chọn địa điểm theo bán kính trong phần cài đặt địa điểm. Hãy thả địa điểm 1 km (đây là mức tối thiểu) xung quanh địa điểm đối thủ, sau đó thì bạn có thể điều chỉnh giá thầu tại khu vực đó giảm xuống tối đa là 90{34c34150268bf3de333c7b738033c1b9397b8b654e8b7afd664a169a4cbdabf6}.Điều này có nghĩa, 1 km xung quanh đối thủ ta không hiển thị quảng cáo nữa. Chấp nhận bỏ nơi này, nhưng ở nơi khác vẫn nhìn thấy quảng cáo. À, trường hợp này mấy bạn bán ô tô vô cùng hợp lý, bạn loại luôn mấy showroom thuộc hãng xe của bạn.*** Trước khi đến cách thứ 3, thì Hiển muốn kể 1 câu chuyện ngắn cho bạn như này: Có 1 bạn học viên bên Hiển, làm dịch vụ Hút Bể Phốt. Cái nghề này khi chạy quảng cáo giá rất cao, có đỉnh điểm lên tận hơn 2 triệu / nhấp chuột. Vì nhiều ông sử dụng tiền chùa, bùng tiền, tài khoản invoice để chạy quảng cáo.Điều này có nghĩa là mặc dù giá thầu cao, nhưng thực tế họ mất cũng ít tiền. Vì tiền này mua được, có thời điểm giá khoản 1/10 thôi.Vậy khi học viên của Hiển chạy, cứ tầm 10h sáng thì hết sạch ngân sách rồi. Cơ mà đến cuối ngày thì Google lại hoàn trả lại gần như toàn bộ ngân sách, đấy là vấn đề. Bởi cứ kéo dài như vậy, mặc dù không mất tiền nhưng lại không có khách hàng.Cách 3: Phân bổ chiến dịch theo từng khung giờCái này thì khá đơn giản, nhưng khá hiệu quả với câu chuyện mà Hiển đã kể ở trên. Bình thường rất nhiều nhà quảng cáo setup 1 chiến dịch cho toàn bộ thời gian mình muốn hiển thị quảng cáo, đỡ tốn công.Nhưng không, nếu làm cách này bạn cần phân chia ngân sách ra nhiều khung giờ. Thao tác khá đơn giản, lấy ví dụ:+ Chiến dịch số 1 chạy quảng cáo từ 8h sáng đến 9h sáng+ Chiến dịch số 2 chạy quảng cáo từ 9h sáng đến 10h sáng+ Chiến dịch số 3 chạy quảng cáo từ 10h sáng đến 11h sáng... cứ chia nhỏ như vậy.Ừ, làm kiểu này thì nếu đối thủ mà có dìm hàng chúng ta thì một lúc sau chúng ta lại sống dậy và không bị gián đoạn quảng cáo.Tự dưng Hiển lại nhớ câu chuyện Tiểu Cường quá, ngắt đầu vẫn sống.Và chúng ta cũng giống như Tiểu Cường, dẫn đến tâm lý mấy thằng dìm hàng chúng ta cũng chán nản. Bởi vì đánh mãi không chết ^^*** Câu chuyện ngắn tiếp theo: Có 1 cái hố rất to có 3 nhóm người rơi xuống đó. Nhóm người Nhật Bản đã hỗ trợ nhau, để trờ khỏi cái hố đó nhanh chóng. Nhóm người Trung Quốc thì mạng ai người ấy lo, nhưng cuối cùng cũng trèo khỏi cái hố đó. Còn mấy bố Việt Nam, ai cứ trèo qua đầu là... kéo xuống.Ừ thì, đây là câu chuyện cười mà Hiển đọc ở đâu đó. Nhưng nó mô tả về thị trường quảng cáo Google Adwords Việt Nam mình, nước trước ta đứng TOP về tỷ lệ dìm hàng nhau.Ngoài những phần mềm ra, thì trên Facebook có những nhóm gom nhau lại. Rủ rê, hò hét nhau click dìm hàng đối thủ.Những nhấp chuột đó, hoàn toàn hợp lệ nhưng lại không mang lợi nhuận cho nhà quảng cáo.Cách 4: Cách làm của Hiển hiện tạiKhi ai vào website của mình rồi, không hiển thị quảng cáo với đối tượng khách hàng đó nữa hay nếu hiển thị thì chi phí cực thấp.Nếu không tin, bạn thử vào trang www.GSB.edu.vn của Hiển rồi sau đó vào Google tìm kiếm ( Khóa học adwords ) xem có thấy quảng cáo của Hiển hay không. Nếu có thì cũng ở dưới cùng, với chi phí Hiển phải trả rẻ gấp 10 lần.Để làm được việc đó, thì bên Hiển có bài viết hướng dẫn cụ thể tại đây.Nhưng đó là với Hiển bởi giá thầu bên tớ rất cao, nên làm như vậy. Nếu giá thầu của bạn thấp, thì bạn có thể nghĩ là ai đó vào website của mình rồi. Sau đấy ra Google tiếp tục tìm kiếm bất cứ từ khóa nào, bạn luôn ở TOP 1!Hãy đọc bài viết ở trên của Hiển, sẽ hiểu rõ hơn nhé.Sử dụng cái này, ta nên kết hợp với Tiếp Thị Lại trên Mạng Hiển Thị của Google nhé. Bởi lẽ họ vào Google tìm kiếm không thấy chúng ta, nhưng mỗi khi đọc báo, xem phim, nghe nhạc, chơi game ... họ đều nhìn thấy quảng cáo của chúng ta.*** Tính kể câu chuyện tiếp theo, mà vì chẳng biết nói như nào. Vì nó không đầu không đuôi: Trước đây tớ có làm việc với 1 bạn tên Nhật, chuyên code rất giỏi. Cơ mà được một thời gian bạn lại về Đà Nẵng, thế là tớ cũng không có time để theo ...Cách 5: Tương laiThực ra cái này tớ nghiên cứu 3 năm trước đây, đã có thành công ban đầu mà không theo được.Sắp tới, khi đủ điều kiện tớ tính làm một Tập Lệnh Javascript để gắn vào tài khoản và sử dụng bên thứ 3. Cái này tớ tớ test rồi, nó sẽ cho chúng ta biết được Truy vấn tìm kiếm, từ IP nào, từ khóa nào, chiến dịch nào ... có hành vi ra sao. Tốt hay xấu, từ đó phân tích ra.Để làm được việc này ... đợi tớ kiếm bạn nào CODE giỏi rồi nói ý tưởng ra đã, tương lai còn dài mà ^^Ngoài những cách kể trên, tớ thấy 1 số anh em chia sẻ rất nhiều cách.*** Một số bạn có đưa ra phương án là loại bỏ đối tượng Không Xác Định, tớ đã nghiên cứu cái này thì thấy không hợp lý lắm. Bởi cá nhân tớ mà tìm cái gì trên Google ý, tớ toàn bật ẩn danh để kiếm. Vậy thì tớ bị loại rồi, tớ đã xác minh với Google thì đối tượng Không Xác Định chiếm 2/3 lượng tìm kiếm của Google. Vậy thì loại đi, tớ thấy không ổn lắm.Không phù hợp với tớ …*** Một số bạn bảo tùy chỉnh thiết bị, nếu thiết bị nào bị click tặc thì giảm nó xuống. Hây da, có lẽ bạn nào chia sẻ thông tin này khi công nghệ còn lạc hậu hay bạn chẳng biết tý j về cách thị trường đang hoạt động. Hãy nhìn hình ảnh ở dưới:Nếu bạn chú ý những cái tôi khoanh đỏ có lẽ bạn đang hoang mang, không hiểu chuyện j đang xảy ra. Xin thưa rằng, đây là những truy vấn thực tế mà Google thu lại được khi nó kích hoạt quảng cáo của chiến dịch, tức là khách hàng gõ trên Google nào thấy quảng cáo thì nó xuất hiện ở đó.Có 1 điều ngớ ngẩn ở những truy vấn trên là nó KHÔNG CÓ NGHĨA, không 1 khách hàng nào dở hơi đi tìm mấy từ khóa kiểu như vậy để kiếm dịch vụ. Mà chỉ có thể là PHẦN MỀM giả lập, được lập trình dìm hàng đối thủ.Điều này có nghĩa là PHẦN MỀM được tạo ra rất thông minh, nó có thể giả lập mọi thứ, kể cả thiết bị click vào quảng cáo hay địa chỉ vật lý.Vậy nên, theo tớ tùy chỉnh thiết bị không phù hợp với tớ.*** Còn có bạn chia sẻ là nên chặn người dùng có thời gian một phiên (session) nhỏ hơn 10 giây, cách này thì cũng hay. Nhưng cách thứ 4 mà tớ đã chia sẻ ở trên có vẻ hợp lý hơn, vào web mình rồi thì sẽ không thấy quảng cáo của mình lần sau nữa.Tớ không làm cách này, khá rắc rối, không phù hợp với tớ.*** Có bạn chia sẻ sử dụng dịch vụ bên F….F gì đó, tớ đã test thử qua bên F….F … hiểu cách làm của họ. Chủ yếu phân tích IP và hành vi của IP, họ có quyền can thiệp vào tài khoản và trong 1 chừng mực nào đó thì họ có thể giúp bạn đòi lại tiền Google.Nhưng tớ lại cảm thấy không phù hợp với tớ, vì kiểm tra IP và hành vi của nó tớ đã chia sẻ ở bước 1. Còn về đòi tiền Google, tớ thấy chủ động sẽ tốt hơn. Tớ vẫn hay xui học viên đòi tiền Google, chỉ đơn giản là gọi điện lên Google yêu cầu điều tra nhấp chuột.Học viên đã làm, rất nhiều người thành công, tiêu biểu như 1 bạn đòi được 2.000 USD ( Hơn 40tr vnđ )Có lẽ ngôn từ hay suy nghĩ của tớ dùng không giống mấy bạn chia sẻ: hỗ trợ từ Google là hạn chế click tặc.*** Đây là Yêu Cầu Hỗ Trợ sau khi bị rồi, nên tớ không tính vào danh sách cách hạn chế click tặc giống mấy bạn.Không đúng không sai, chẳng qua nó có phù hợp với mình hay không. Bài viết này chia sẻ theo kinh nghiệm bản thân, cách nhìn nhận, cách làm của tớ.Nó đã thành công, thế nên tớ viết nó ra. Còn có 1 sự thật là Google cũng tránh nói quá nhiều về vấn đề click tặc này, tài liệu hay công cụ từ Google về vấn đề này còn hạn chế.Bạn có thể thử nghiệm phần công cụ hỗ trợ từ Google tại đây cơ mà nó ảo lắm, chỉ nói chung chung thôi haha.Thế nên, hãy cứ trải nghiệm hãy cứ làm đi. Mọi thất bại đều là bài học, j chứ về click tặc này tớ cũng bị như cơm bữa.Đôi khi không có nó còn cảm thấy thiếu thiếu, có điều j đó sai sai ở đây hahaChúc mọi người thành công. 

Trong phần bình luận, một thành viên Biệt đội chia sẻ thêm cách gọi điện cho Google khi cảm thấy bị click tặc: 1800 9294 (Thứ Hai - Thứ Năm: 9.00 am - 5.30 pm ICT, Thứ Sáu: 9.00 am - 3.00 pm ICT - Khi gọi, hãy đọc ID khách hàng để Google kiểm tra).

Hy vọng những chia sẻ hữu ích, tận tâm của anh Nguyễn Hiển sẽ giúp các bạn tìm được các để áp dụng hiệu quả vào công việc hàng ngày, giúp giảm chi phí quảng cáo, tăng hiệu quả, tiến tới tăng doanh thu bán hàng từ kênh Google Adwords nhé!


 Người biên tập: Nguyễn Thế Anh